Trong đầu tư Forex việc phân tích thị trường, dự đoán xu hướng là điều vô cùng quan trọng, quyết định giao dịch có mang về lợi nhuận hay không. Để làm tốt điều này không thể thiếu các chỉ báo trong Forex. Vậy đâu là chỉ báo tốt mà nhà đầu tư nên sử dụng thường xuyên? Cùng tìm hiểu trong chia sẻ dưới đây nhé.
Phân loại các chỉ báo trong Forex
Số lượng chỉ báo trong đầu tư Forex khá lớn lên đến hàng trăm chỉ báo khác nhau. Mỗi chỉ báo có cách sử dụng riêng và để phân loại chúng ta dựa vào độ trễ tín hiệu của chúng. Có 2 loại chỉ báo được phân ra gồm chỉ báo nhanh – Leading indicator và chỉ báo chậm – Lagging indicator.
Chỉ báo nhanh
Chỉ báo nhanh hay còn được gọi là chỉ báo động, các chỉ báo này cung cấp các tín hiệu đi trước về biến động của giá. Có nghĩa chỉ báo sẽ mang đến các tín hiệu trước khi có sự thay đổi của giá, sau đó giá mới dịch chuyển theo hướng mà chỉ báo đã dự đoán trước đó.
- Chỉ báo nhanh cung cấp tín hiệu thị trường sớm, giúp nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng, đón đầu thị trường.
- Tuy nhiên không phải lúc nào tín hiệu của dự báo nhanh cũng chính xác tuyệt đối. Đôi khi sẽ có rất nhiều tín hiệu ảo xuất hiện, nếu không cẩn thận nhà đầu tư có thể gặp phải rủi ro.
Chỉ báo chậm
Chỉ báo chậm hay còn được biết đến là chỉ báo động lượng, cho biết các tín hiệu sau khi thị trường đã được hình thành. Có nghĩa khi đã bắt đầu xu hướng mới thì các chỉ báo này mới cung cấp tín hiệu cho các nhà đầu tư để thực hiện giao dịch.
- Chỉ báo chậm tạo ra tín hiệu tốt và có tỷ lệ chính xác cao hơn nhiều so với chỉ báo nhanh.
- Tuy nhiên tín hiệu đến khá chậm nên trader bắt xu hướng chậm hơn và mang về được ít lợi nhuận hơn.
Các chỉ báo Forex phổ biến nhất cho trader
Có đến hàng trăm chỉ báo nên nhà đầu tư sẽ không thể sử dụng hết để dự đoán xu hướng. Dưới đây là các chỉ báo Forex phổ biến nhất và được đánh giá cao về hiệu quả mang lại.
Chỉ báo xu hướng Moving Average
Chỉ báo xu hướng là chỉ báo dùng để xác định chiều biến động của giá trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này ngoài xác định xu hướng còn có thể xác định mức trung bình giá, đo lường biến động giá. Moving Average được nhà đầu tư xác định thị trường sẽ tăng, giảm hay đi ngang, biết mức kháng cự và ngưỡng hỗ trợ.
Hiện tại đường Moving Average được chia thành 3 đường chính gồm: SMA – đường trung bình trượt đơn giản, EMA – trung bình trượt hàm mũ, WMA – trung bình trượt có trọng số. Bên cạnh đó, 20, 50, 100 và 200 là các chu kỳ được trader sử dụng thường xuyên.
Chỉ báo xu hướng ADX
ADX giúp nhà đầu tư có thể đo được cường độ mạnh hay yếu của xu hướng trên thị trường nên được coi là 1 chỉ báo khá toàn diện. Để tính toán chỉ báo ADX chúng ta cần dựa trên mức trung bình giao động trong 1 khoảng thời gian.
1 chỉ báo ADX sẽ gồm 3 thành phần chính. ADX: Có trị số từ 0 đến 100 nhằm xác định độ mạnh yếu của xu hướng. + DI và -DI xác định xu hướng thị trường.
Chỉ báo Parabolic SAR
Parabolic SAR là 1 trong các chỉ báo Forex khá phổ biến hiện nay. Chỉ báo có dạng như hình Parabol và được sử dụng để xác định điểm kết thúc của xu hướng cũ. Đồng thời đánh dấu điểm hình thành xu hướng mới trên thị trường và chính là điểm đảo chiều.
Chỉ báo Parabolic SAR cho kết quả chính xác khi thị trường đang trong 1 xu hướng cụ thể, kém hiệu quả nếu thị trường sideway.
Chỉ báo xu hướng Ichimoku
Ichimoku được nhiều nhà đầu tư đánh giá là chỉ báo toàn năng và vì thế chỉ báo này được sử dụng khá thường xuyên. Kết quả mà chỉ báo Ichimoku có thể sử dụng độc lập mà không cần phải kết hợp thêm cùng các chỉ báo khác. Phù hợp với nhà đầu tư không muốn tính toán quá nhiều, áp dụng quá nhiều chỉ báo cùng một lúc.
- Chỉ báo Ichimoku giúp xác định xu hướng thị trường khá tốt nhờ vào các đường trung bình.
- Ichimoku đóng vai trò như ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ.
- Cung cấp các tín hiệu để nhà đầu tư tiến hành vào và thoát lệnh một cách hiệu quả.
Chỉ báo kỹ thuật MACD
Các chỉ báo Forex không thể thiếu MACD hay đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo dùng để đo lường động lượng, không chỉ xác định xu hướng mà còn xác định sức mạnh của xu hướng đó. Nhiều chuyên gia đánh giá MACD là chỉ báo tốt nhất trong giao dịch đầu tư ngoại hối.
Trong đó đường trung bình nhanh và đường trung bình chậm được biết đến là cốt lõi tạo nên chỉ báo MACD. Cụ thể công thức tính chỉ báo MACD = đường trung bình động EMA 12 ngày – đường trung bình động EMA 26 ngày. Đường trung bình động EMA 9 ngày được đặt làm đường tín hiệu.
- Nếu đường MACD cắt lên đường tín hiệu, nhà giao dịch nên tiến hành mua.
- Đường MACD cắt xuống đây là tín hiệu trader cần thực hiện vị thế bán.
Chỉ báo Bollinger
Bollinger là 1 chỉ báo dao động, là chỉ báo xác định xu hướng trong giao dịch Forex. Nếu mức giá vượt qua đường trung bình động với 1 lượng bổ sung tức 1 xu hướng có thể sẽ bắt đầu. Bollinger đã xuất hiện hơn 30 năm trước bởi nhà phân tích tài chính John Bollinger. Đến nay Bollinger vẫn được đánh giá cao và sử dụng thường xuyên, để sử dụng Bollinger trader cần xác định 2 tham số:
- Số lượng ngày trong đường trung bình động.
- Số lượng độ lệch chuẩn mà trader mong muốn cách khỏi đường trung bình động.
Chỉ báo hồi quy Fibonacci
Fibonacci là chỉ báo được tạo nên sau một xu hướng cực biên, thị trường sẽ có cơ hội lại nhờ vào một số tỷ lệ quan trọng. Các tỷ lệ này được lấy ra từ dãy số Fibonacci và đó cũng là lý do chỉ báo có tên gọi là Fibonacci.
Fibonacci là dãy số được biết từ xa xưa và được phổ biến hơn nhờ nhà toán học người Ý – Fibonacci. Dãy số được bắt đầu với 0 và 1, số đằng sau bằng tổng của 2 số đằng trước. Cụ thể: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89… Tỷ lệ quan trọng nhất chính là 0.618. Con số này được tính toán dựa trên tỷ lệ của số đứng trước và số ngay đằng sau nó và dịch chuyển trong suốt dãy số Fibonacci.
Theo lý thuyết sau một biến động mạnh của thị trường, đường hỗ trợ và kháng cự xuất hiện với tỷ lệ gần như bằng tỷ lệ Fibonacci. Nó là 1 chỉ báo nhanh dự đoán sự dịch chuyển của giá trong giai đoạn tiếp theo.
Chỉ báo khối lượng MFI
Chỉ báo Forex MFI khi cho nhà đầu tư biết về quá mua, quá bán của thị trường. MFI có tên đầy đủ là Money Flow Index hay chỉ báo dòng tiền. MFI dùng để đo lường sức mạnh của dòng tiền, 1 cặp tiền tệ, cổ phiếu hay hàng hóa. Giá trị của MFI dao động từ 0 đến 100.
- Nếu giá trị MFI > 50 thị trường đang trong xu hướng tăng.
- Nếu giá trị MFI < 50 thị trường đang trong xu hướng giảm.
- Giá trị MFI >80 thị trường đang ở tình trạng quá mua, giá đang tăng quá đà và sẽ có xu hướng giảm. Nhà đầu tư nên thực hiện lệnh bán khi đường MFI giảm xuống và cắt đường 80.
- Giá trị MFI < 20 thị trường ở tình trạng quá bán, giá đang giảm nhanh và sẽ có xu hướng tăng trở lại. Nhà đầu tư nên thực hiện mua vào để kiếm lời tốt hơn.
Trên đây là các chỉ báo Forex phổ biến và được sử dụng thường xuyên nhất. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp nhà đầu tư biết thêm các về các chỉ số cũng như có thể chọn cho mình chỉ số phù hợp để dự đoán thị trường, tiến hành giao dịch hiệu quả nhất.