Chỉ số CPI hay chỉ số tiêu dùng là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đánh giá chính xác nền kinh tế, xác định xu hướng thị trường khi tham gia giao dịch.
Ý nghĩa CPI là gì, cách tính và sử dụng như thế nào để đánh giá chính xác xu hướng và thực hiện các giao dịch thu về lợi nhuận tốt? Nhà đầu tư hãy cùng khám phá về CPI thông qua chia sẻ dưới đây.
Chỉ số CPI là gì?
CPI là viết tắt của Consumer Price Index và có nghĩa là chỉ số tiêu dùng. CPI cho biết mức giá tiêu thụ trung bình của một giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người, đồng thời biểu hiện sự tăng giảm của giá cả dịch vụ, hàng hóa theo đơn vị phần trăm.
Các lĩnh vực được đo lường thông qua CPI bao gồm: Thực phẩm và đồ uống, quần áo, phương tiện di chuyển, dịch vụ y tế, hàng hóa, giải trí, giáo dục và truyền thống, nhà ở và một số dịch vụ khác. Có thể thấy lĩnh vực được tính toán trong CPI khá rộng vì thế thông qua đây có thể đánh giá được phần nào về tình hình tiêu thụ, khả năng chi tiêu cũng như sức khỏe nền kinh tế.
Ý nghĩa của chỉ số kinh tế CPI
Tính đến nay, CPI được coi như một quy chuẩn dùng để biểu hiện mức biến động tương đối của giá hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dùng.
Chỉ số được coi như là công cụ giúp theo dõi chi phí sinh hoạt hay mức sống của người dân theo từng tháng, từng năm. Khi CPI tăng cho thấy giá trung bình của hàng hóa tăng và ngược lại nếu chỉ số giảm cho thấy mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ giảm.
Ngoài ra, chỉ số tiêu dùng CPI còn phản ánh khá chính xác về tình hình lạm phát hoặc giảm phát trong nền kinh tế quốc gia. Lạm phát hay giảm phát là yếu tố quan trọng với một nền kinh tế vì có thể gây ra suy thoái, thất nghiệp, thậm chí là làm suy sụp một nền kinh tế.
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI chính xác
Để tính toán chỉ số CPI có nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là cách tính đơn giản, nhanh chóng mà nhà đầu tư có thể áp dụng thường xuyên.
- Bước 1: Cố định giỏ hàng. Bạn cần khảo sát và nghiên cứu thị trường, sau đó xác định giá trị của những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu nhất mà người tiêu dùng sẽ mua và sử dụng.
- Bước 2: Xác định giá cả. Sau khi đã xác định được hàng hóa, dịch vụ, bạn càn thống kê giá cả trên thị trường. Xác định tại các điểm phân phối cũng như tại các thời điểm khác nhau.
- Bước 3: Tính toán chi phí. Dựa vào bảng thống kê hàng hóa, bạn sẽ tiến hành tính tổng số tiền mà người tiêu dùng cần bỏ ra cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ. Áp dụng theo công thức: Số lượng hàng hóa x giá của từng loại hàng hóa. Cuối cùng cộng tổng chi phí của tất cả hàng hóa lại.
- Bước 4: Tinh chỉ số giao dịch CPI. Để tính được chỉ số tiêu dùng CPI, bạn cần áp dụng công thức: (Chi phí mua giỏ hàng bất kỳ tại thời điểm/ Chi phí để mua giỏ hàng cơ sở) * 100
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số giá tiêu dùng CPI
Cách tính CPI không khó nhưng điều quan trọng tính chính xác để đánh giá đúng nền kinh tế. Trong quá trình sử dụng chỉ số tiêu dùng CPI bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể đánh giá chính xác thị trường, xu hướng và thực hiện các giao dịch tốt.
Chỉ số tiêu dùng CPI không phản ánh toàn bộ nhóm dân cư
Nhu cầu tiêu dùng cho một giỏ hàng sẽ có sự khác biệt và chỉ số tiêu dùng CPI được đánh giá dựa trên nhu cầu tại thành thị. Vì thế khi đánh giá chi tiết sẽ không đúng tại nông thôn và khu vực miền núi.
Đồng thời chỉ số không thể đánh giá tập trung được nhu cầu tiêu dùng của một nhóm người tiêu dùng cụ thể. Vì mỗi nhóm sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hàng hóa với giá cả khác biệt. Tuy nhiên chỉ số tiêu dùng không thể phản ánh chính xác điều này.
Chỉ số tiêu dùng CPI có phản ánh cao hơn so với thực tế
Khi sử dụng chỉ số tiêu dùng CPI bạn cần cẩn thận vì thể chỉ số phản ánh cao hơn so với thực tế. Vì khi giá hàng hóa tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm này có giá thành rẻ hơn và điều này khiến CPI phản ánh giá tiêu dùng cao hơn.
Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về CPI – Một trong các chỉ số quan trọng phản ánh kinh tế mà nhà đầu tư cần biết. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp nhà đầu tư có thêm công cụ để đánh giá thị trường, dự đoán được xu hướng và thực hiện các giao dịch tiềm năng.