Thiết lập bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu giúp nhà đầu tư thoát khỏi tình trạng chôn vốn, lỗ vốn. Vậy phải thiết lập như thế nào để bộ lọc đạt hiệu quả?
Theo các cuộc khảo sát cuối năm 2021, tại thời điểm đó trên 3 sàn chứng khoán lớn gồm HOSE, UPCOM và HNX tại thị trường Việt Nam có khoảng 1700 mã cổ phiếu hoạt động. Trong đó, số lượng các mã cổ phiếu đến từ các doanh nghiệp hoạt động tốt cùng tốc độ tăng trưởng cao.
Nhưng song song đó, những mã cổ phiếu này trong suốt thời gian này chưa có dấu hiệu tăng giá, khiến các nhà đầu tư gặp phải tình trạng chôn vốn, lỗ vốn.
Vậy làm sao để các nhà đầu tư tránh được những trường hợp thiếu may mắn này? Xem ngay những bí quyết thiết lập bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu hiệu quả nhất với bộ lọc Plus24 ngay trong bài viết sau đây
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ số sức mạnh tương đối RS
Chỉ số sức mạnh tương đối RS hay còn gọi là chỉ số Relative Strength đưa ra các dấu hiệu về các mức độ giảm hoặc tăng của cổ phiếu so với một chỉ số chung nào đó. Hiện nay, chỉ số chung VNINDEX là được sử dụng phổ biến nhất
Hành động sánh chỉ có VNINDEX và chỉ số RS của cổ phiếu hỗ trợ nhà đầu tư nhận nhiết những mã cổ phiếu tiềm năng. Đồng thời, kết hợp với một số tiêu chí cơ bản khác để lọc ra tín hiệu mua bán cổ phiếu có giá trị
Sử dụng bộ lọc Plus24 MBS, ta có thể thấy:
- Tại thời điểm giá trị -50, so với VNINDEX, cổ phiếu có mức tăng yếu hơn 50%
- Tại thời điểm giá trị 50, so với VNINDEX, cổ phiếu có mức giá tăng mạnh hơn 50%
Để sử dụng bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ số sức mạnh tương đối RS, các nhà đầu tư thực hiện theo quy trình sau:
- Cài đặt chỉ số RS với giới hạn trên 50 và giới hạn dưới 10 để lọc ra các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng mạnh.
- Cài đặt chỉ số RS với giới hạn trên 10 và giới hạn dưới -5 để lọc ra các mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng gần giống với VNINDEX.
- Cài đặt chỉ số RS với giới hạn trên -10 và giới hạn dưới mặc định để lọc ra các mã cổ phiếu đang có xu hướng giảm giá.
- Cài đặt chỉ số RS với giới hạn trên 100 và dưới 50 để lọc ra các mã cổ phiếu đang có mức tăng trưởng top đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trên đây là hướng dẫn thiết lập bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ số sức mạnh tương đối RS trong thời gian 1 tháng. Các nhà đầu tư có thể thao tác thiết lập tương tự cho các chu kỳ thường gặp là 3 tháng – 6 tháng – 12 tháng.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu bằng khối lượng giao dịch
Khối lượng giao dịch của một mã cổ phiếu trung bình trong từng khoảng thời gian, báo hiệu cho các nhà đầu tư nhận định được khả năng thanh khoản của mã cổ phiếu đó. Đồng thời nó cũng phát ra tín hiệu mua bán cổ phiếu tích cực nhờ vào các dấu hiệu bùng nổ hay tích lũy của một mã cổ phiếu nào đó.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu bằng khối lượng giao dịch để tìm ra mã cổ phiếu đáng đầu tư theo các thao tác sau:
- Để lọc ra danh sách mã cổ phiếu có tính thanh khoản cao, nhà đầu tư thiết lập giới hạn trên là mặc định hoặc trên 1.000.000 và giới hạn dưới là 100.000. Thiết lập chỉ số khối lượng giao dịch trung bình trong các khoảng 20 – 60 phiên (đây là số phiên được thực hiện từ 1 – 3 tháng gần nhất).
- Để lọc cổ phiếu đang băm trong vùng bùng nổ về khối lượng giao dịch, nhà đầu tư thiết lập khối lượng giao dịch gấp 2 đến 5 lần sao với khối lượng giao dịch trung bình.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI là viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh Relative Strength Index là một dạng chỉ báo động lượng được sử dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật. Chỉ báo RSI có công dụng đo lường sức mạnh về giá, được phát minh vào năm 1978 do J. Welles Wilder. Chỉ báo này thường được tính trong tần suất 14 phiên 1 lần.
RSI ảnh hưởng đến độ giảm hoặc tặng của các mã cổ phiếu, do đó nó được xem là một chỉ báo động lượng. Theo góc nhìn của vật lý học, chỉ báo RSI chính là gia tốc của đồ thị về già. Trong một khoảng thời gian cụ thể, tại thời điểm số phiên tăng nhiều hơn số phiên giảm về giá, RSI sẽ nằm ở mức có để đưa ra tín hiệu của một xu hướng giá tăng mạnh mẽ và ngược lại.
Ngoài ra, chỉ báo RSI còn có công dụng phân biệt các ngưỡng quá bán hoặc quá mua trong cổ phiếu. Trong đó, mức quá mua phổ biến trên thị trường là 70 và mức quá bán trên thị trường là 30.
Do đó, bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ báo RSI sẽ hỗ trợ nhà đầu tư lập ra danh sách các mã có phiếu có tiềm năng giao dịch được. Ngoài ra, dựa theo các chỉ số tùy chỉnh, nhà đầu tư cũng sẽ nhìn ra các tín hiệu cổ phiếu đang ở mức quá mua để “thoát hàng” hoặc quá bán để “bắt đáy”
Để sử dụng bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với với chỉ báo RSI, các nhà đầu tư thực hiện theo quy trình sau:
Đầu tiên, các nhà đầu tư cần sử dụng chuột để kéo thả xác định khoảng giới hạn dưới và giới hạn trên của chỉ báo RSI hoặc nhấp chuột và ô “giá trị” rồi chỉnh theo hướng dẫn sau:
- Để lọc ra nhóm mã cổ phiếu đang nằm trong vùng quá bán để “bắt đáy”, nhà đầu tư thiết lập giới hạn dưới là 0 và giới hạn trên trong khoảng 25 đến 30.
- Để lọc ra nhóm mã cổ phiếu đang nằm trong vùng quá mua để “thoát hàng”, nhà đầu tư thiết lập giới hạn trên là 100 và giới hạn dưới trong khoảng 70 đến 75.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ báo MACD
MACD là viết tắt của chỉ báo Moving Average Convergence Divergence hay còn gọi là Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ trong tiếng Việt. Đây cũng là một dạng chỉ báo động lượng và xu hướng được phát triển bởi Gerald Appel. MACD là một chỉ báo biến thể dạng nâng cấp đường MA sẽ được nhắc đến trong mục sau.
Để sử dụng bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với với chỉ báo MACD, các nhà đầu tư thực hiện theo quy trình sau:
- Để lọc các mã cổ phiếu đang nằm trong xu hướng tăng, nhà đầu tư thực hiện thao tác thiết lập giới hạn trên mặc định và giới hạn dưới là 0.
- Để lọc các mã cổ phiếu đang nằm trong xu hướng giảm, nhà đầu tư thực hiện thao tác thiết lập giới hạn dưới mặc định và giới hạn trên là 0.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với đường MA
Đường MA hay còn gọi là Moving Average có thể được xem là một công cụ chỉ báo kỹ thuật cơ bản mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần biết trong quá trình tìm hiểu và đánh giá kỹ thuật. Trong thị trường chứng khoán, có 2 loại đường MA phổ biển gồ: EMA (viết tắt của Exponential Moving Average) và SMA (hay còn gọi ngắn gọn là đường MA).
Các đường chỉ báo này được sử dụng để đo lường các xu hướng của cổ phiếu và các nhà đầu tư là người quyết định tính toán theo đường MA hay EMA. Tần suất phổ biến được tính trong khoảng 5 phiên/tuần giao dịch, 20 phiên/tháng giao dịch và 250 phiên/năm giao dịch.
Ngoài công dụng nêu trên, đường MA còn được dùng như một kháng cự động của cổ phiếu. Việc xu hướng cổ phiếu đi sát hay vượt quá đường MA hoặc 2 đường MA giao nhau báo hiệu cho một sự biến đổi đột ngột, lúc này các nhà đầu tư nên cân nhắc bán hoặc mua.
Dựa vào bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu Plus24, nhà đầu tư có thể tìm ra các tín hiệu trong ngắn hạn thông qua các công cụ: EMA so EMA, giá so sánh với MA, SMA so SMA hay giá sao sánh với EMA.
Để sử dụng bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với với với đường MA, các nhà đầu tư thực hiện theo quy trình sau:
- Để lọc ra nhóm mã cổ phiếu có đường biến động bám sát đường xu hướng (giá trị EMA tại thời điểm này là 10), nhà đầu tư thiết lập giới hạn trên là 100, giới hạn dưới là 93. Cùng khoảng biến động 7%, nhà đầu tự có thể nhận định giá cổ phiếu đang đi sát xu hướng. Tại đây, nhà đầu tư nên cân nhắc về việc giải ngân từ từ và sử dụng thêm các bộ lọc khác để có được danh sách mã cổ phiếu cho tín hiệu tốt.
- Để lọc ra nhóm cổ phiếu có xu hướng giá trên đà tăng mạnh, nhà đầu tư thiết lập các giới hạn trên – dưới theo thứ tự 70 – 93 hoặc 107 – 130. Đây là danh sách mã cổ phiếu có xu hướng giá rời xa đường MA, tuy nhiên nó cũng mang một số rủi ro về sự đảo chiều nhất định.
- Để lọc ra nhóm cổ phiếu đang có xu hướng đi lên trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể thiết lập tiêu chí EMA (20) so với EMA (5) cùng giới hạn trên 10%.
Lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic là một dạng chỉ báo động lượng đường dùng trong các hoạt động phân tích kỹ thuật. Được phát minh bởi George Lane (một số tài liệu cho rằng Ralph Distant mới là người xây dựng nên chỉ báo này) vào cuối những năm 50s thuộc thế kỷ XX. Chỉ báo Stochastic cho phép nhà đầu tư nhìn thấy sự tương quan của các vị trí giá so với những mức thấp nhất và cao nhất của chính nó trong khoảng thời gian trước đó.
Đi kèm với nó là 3 biến số x, y và z là 3 biến số được dùng để hình thành Stochastic. Các bộ biến số phổ biến trong quá trình phân tích bao gồm: (5, 3, 3) và (14, 3, 3).
Để sử dụng bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu với với với chỉ báo Stochastic, các nhà đầu tư thực hiện theo quy trình sau:
- Để tìm ra tín hiệu điểm bán cho cổ phiếu, nhà đầu tư thiết lập giới hạn trên 100 và giới hạn dưới 80.
- Để tìm ra tín hiệu điểm mua cho cổ phiếu, nhà đầu tư thiết lập giới hạn dưới 0 và giới hạn trên là 20.
Trên đây là một số bí quyết thiết lập bộ lọc tín hiệu mua bán cổ phiếu hiệu quả nhất 2023. Mong rằng thông tin bài viết hữu ích và giúp nhà đầu tư sinh lời nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Để tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình đầu tư tài chính của mình, bạn hãy thường xuyên theo dõi Tinhieugiaodich.com nhé.
Chúc bạn thành công!