Tín hiệu chứng khoán là tín hiệu giao dịch trên thị trường chứng khoán giúp trader nắm bắt được cơ hội vàng chốt lời, cắt lỗ. Việc dò đáy đoán đỉnh trong thị trường chứng khoán là không hề dễ và đó là lý do các tín hiệu luôn được trader tìm kiếm.
Tín hiệu chứng khoán là gì?
Tín hiệu chứng khoán hay còn được biết đến là là tín hiệu giao dịch chứng khoán. Để biết được tín hiệu giao dịch, trader cần sử dụng các công cụ, kỹ thuật để phân tích thị trường.
Tín hiệu chứng khoán có nhiều dạng, có thể báo hiệu thị trường tăng, giảm hoặc tiếp tục xu hướng. Nhà đầu tư cần nắm bắt kịp thời các tín hiệu này để tiến hành giao dịch, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Thực tế tín hiệu chứng khoán có phần tương tự với tín hiệu chỉ báo trong các thị trường đầu tư khác. Tuy nhiên tín hiệu này chỉ dành riêng cho thị trường chứng khoán nên có phần chính xác hơn.
Tín hiệu thị trường chứng khoán xuất phát từ đâu?
Tín hiệu giao dịch chứng khoán giúp nhà đầu tư biết khi nào nên mua bán để thu lời, chốt lỗ. Để xác định được tín hiệu này, nhà đầu tư cần tiến hành phân tích dựa trên biến động của giá, khối lượng, phân tích biểu đồ. Ngoài ra cần kết hợp với các yếu tố thị trường khác và tin tức mới nhất.
Trong đó công cụ chỉ báo kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu để trader tiến hành tìm kiếm tín hiệu. Có nhiều công cụ chỉ báo được sử dụng, trong đó phổ biến phải kể đến: Biểu đồ nến Nhật, đường trung bình động MA, RSI…
Các công cụ chỉ báo để tìm tín hiệu giao dịch chứng khoán
Để tìm kiếm chính xác tín hiệu giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần tổng hợp thông tin từ nhiều loại chỉ báo và tiến hành chọn lọc. Với nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm thì đây là điều khá khó khăn. Vì mỗi chỉ báo sẽ mang đến những tín hiệu riêng cũng như tùy vào cách tính toán mà kết quả của mỗi trader có sự khác biệt. Dưới đây là các công cụ chỉ báo thường được sử dụng mà trader cần biết.
MACD
MACD hay đường Phân kỳ hội tụ trung bình động là chỉ báo được tìm thấy lần đầu vào năm 1970 bởi Gerald Apple. Đến nay công cụ này được ứng dụng trên nhiều thị trường, không chỉ chứng khoán mà còn forex và nhiều tài sản khác.
Chỉ báo MACD có dạng biểu đồ được tạo thành từ đường MACD, đường Signal và đường Histogram. Cách xác định từng đường áp dụng công thức như sau:
- Đường MACD – EMA 12 – EMA 26 (EMA 12, EMA 26 là đường trung bình động theo lũy thừa với chu kỳ 12 ngày và 16 ngày).
- Đường tín hiệu Signal = EMA 9 (Đường trung bình động theo lũy thừa với chu kỳ 9 ngày).
- Đường Histogram = MACD – Đường tín hiệu Signal.
Nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào khi có tín hiệu sau: Khi đường Histogram chuyển từ âm qua dương báo hiệu xu hướng giảm đang suy yếu. Khi đường MACD dương vượt lên trên mức 0 cho thấy xu hướng tăng đang mạnh lên. Đường MACD đang nằm trên đường tín hiệu.
Ngược lại, nhà đầu tư nên cân nhắc bán cổ phiếu khi thấy các tín hiệu sau: Khi đường Histogram chuyển từ dương qua âm báo hiệu xu hướng tăng đang suy yếu. Đường MACD nằm dưới đường tín hiệu hoặc lao xuống dưới mức 0 cho thấy xu hướng giảm đang mạnh lên.
Chỉ báo chứng khoán RSI
RSI là chỉ báo động lượng, đo lường mức độ thay đổi của giá và được ra măt vào năm 1978. RSI giúp nhà đầu tư đánh giá được tình trạng mua của thị trường đang ở tình trạng quá mua hay quá bán. Từ đó xác định được thời điểm thích hợp để tham gia hoặc rút lui.
Công thức tính chỉ báo RSI = 100 – 100 /( 1+ RS)
Trong đó RS được biết đến là sức mạnh tương đối và có cách tính RS = AG/ AL.
- AG hay Average Gain là trung bình tổng số tăng trong một khoảng thời gian nhất định.
- AL hay Average Loss là trung bình tổng số giảm trong một khoảng thời gian.
Khi đã có chỉ số RSI, nhà đầu tư sẽ dựa vào đây để quyết định mua hay bán.
- 70 < RSI < 100 cho biết thị trường đang trong thời kỳ hưng phấn, giá đang trong xu hướng tăng, lượng mua vào lớn. Trong tương lai, thị trường có thể giảm giá, nhu cầu mua giảm, trader nên tiến hành bán ra đúng lúc.
- RSI < 30: Thị trường đang xu hướng giảm điểm, nhu cầu mua thấp, mọi người có xu hướng bán ra. Tuy nhiên trong tương lai, thị trường sẽ tăng trở lại và trader nên bắt đáy để thu lời nhiều hơn.
- RSI trong khoảng 30 – 70, đây là vùng trung tính, trader cần theo dõi thêm để quyết định mua hay bán. Nếu RSI =50 cho thấy thị trường không có xu hướng, nhu cầu mua và bán ngang bằng.
Tín hiệu thị trường chứng khoán là yếu tố quan trọng để trader quyết định tham gia hay rút khỏi thị trường, từ đó thu được lợi nhuận tốt cũng như hạn chế các giao dịch không đáng có. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khi đầu tư chứng khoán nhé.