Chiến lược Scalping đã và đang trở thành một sự lựa chọn hàng đầu của những nhà đầu tư ưa chuộng hình thức giao dịch nhanh, nhận lợi nhuận sớm.
Thông thường, tín hiệu Scalping để tiến hành giao dịch sẽ xảy ra nhiều lần trong một ngày. Do đó, các Scalper có thể đánh giá và “lướt sóng” bất cứ lúc nào họ cảm thấy khả năng sinh lời ổn định, miễn không kéo dài qua 12 giờ đêm.
Tín hiệu Scalping là gì?
Scalping hay còn được biết đến là Giao dịch lướt sóng – một dạng chiến lược giao dịch tần suất cao được nhà đầu tư tận dụng và thu lợi từ những lệnh giao dịch nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, thường là trong ngày.
Tín hiệu Scalping theo các Scalper chính là điểm giao dịch xanh cho thấy có thể bắt đầu chốt lệnh để thu về lợi nhuận. Hiện nay, hầu hết trader thường sử dụng cách đánh lướt sóng thường là những người mới tham gia thị trường và chọn Scalping để luyện tập.
Ưu và nhược điểm khi lựa chọn giao dịch theo tín hiệu Scalping
Ưu điểm
- Thời gian giao dịch theo tín hiệu Scalping diễn ra nhanh chóng, không giữ lệnh qua đêm nên nhà đầu tư không phải chịu thêm khoản phí qua đêm cũng như một số rủi ro phát sinh;
- Quy luật hoạt động và chiến lược giao dịch của phương pháp Scalping tương đối đơn giản, dễ hiểu và giúp những nhà đầu tư mới tham gia dễ dàng làm quen;
- Trong trường hợp biết cách phân tích thị trường, phân tích các dấu hiệu để vào lệnh đúng thời điểm sẽ có lợi nhuận rất cao và nhanh chóng
Nhược điểm
- Các Scalper hầu như phải dành hết thời gian trong ngày để cân nhắc, tính toán thời gian vào lệnh thích hợp
- Mỗi lệnh vào đúng lúc sẽ chỉ thắng được vài pip vì vậy muốn bạn cũng phải đặt nhiều lệnh để nâng cao lợi nhuận, từ đó tỷ lệ rủi ro cũng tăng
- Nhà đầu tư phải chịu nhiều chi phí giao dịch hơn do phải thực hiện hàng loạt giao dịch trong vòng một ngày, nếu lợi nhuận thu về không cao sẽ rất khó hồi vốn
Các hình thức giao dịch theo tín hiệu Scalping
Giao dịch Scalping theo tin tức
Với bản chất giao dịch trong thời gian ngắn, thu lợi nhuận nhanh nhất có thể, các nhà đầu tư có thể cân nhắc hình thức giao dịch theo tin tức khi có tin quan trọng nào đó sắp diễn ra. Khối lượng giao dịch có thể tăng từ vài phút lên đến vài giờ, trong lúc này Scalper nên vào lệnh ngắn hạn cho các cặp tiền tương quan trực tiếp theo dòng thời gian sự kiện được công bố. Hoặc cũng có thể đặt lệnh chờ nghịch vài phút trước khi công khai tin tức và hủy những lệnh thua lỗ sau khi công bố.
Giao dịch Scalping theo khung thời gian
- Tín hiệu Scalping ngắn hạn: thực hiện trong khoảng thời gian chỉ vài phút trên thị trường. Người giao dịch chỉ cần 1-2 điểm do đòn bẩy tối đa sẽ được dùng trong trường hợp này.
- Tín hiệu Scalping trung hạn: thời gian giữ lệnh khoảng 5-10 phút nên số lượng lệnh đề xuất nhỏ hơn. Kích thước đòn bẩy tùy theo nhà giao dịch quyết định, không nhất thiết phải sử dụng đòn bẩy tối đa.
- Tín hiệu Scalping bảo thủ: thời gian giữ lệnh sẽ có khả năng lên đến 30 phút, khung thời gian là M15.
Giao dịch Scalping dựa trên chiến lược kỹ thuật
- Sử dụng các đường trung bình động MA: phân tích bằng đường MA có thể giúp trader loại bỏ được những biến động nhiễu của thị trường để tìm ra điểm chốt lệnh hợp lý.
- Chỉ báo RSI: dựa vào chỉ báo này các nhà đầu tư có thể đo lường sự thay đổi giá gần nhất để xác định được thị trường đang trong giai đoạn quá mua hay quá bán. Cụ thể, nếu chỉ báo RSI dưới 30 thì thị trường đang ở mức quá bán còn trên 70 tức là ở mức quá mua.
- Chỉ báo Stochastic: loại chỉ báo ngẫu nhiên này được sử dụng để xác định các xu hướng đảo chiều tiềm năng khi thị trường bắt đầu có dấu hiệu quá bán hoặc quá mua. Dựa vào đây, nhà đầu tư ít nhiều cũng có thể cân nhắc những mức cần thiết để vào lệnh.
- Chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo: loại biểu đồ này chứa nhiều thông tin hơn biểu đồ bình thường nên nếu Scalper sử dụng nó thì có thể quan sát về các hành động giá một cách toàn cảnh hơn. Từ những biến động và những điều đang diễn ra trên thị trường, nhà đầu tư có thể kết luận được xu hướng, điểm hỗ trợ, điểm kháng cự,… từ đó đưa ra quyết định chốt lệnh hợp lý.
Lưu ý khi chốt lệnh theo tín hiệu Scalping hiệu quả
Để chiến lược sử dụng tín hiệu Scalping đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời hạn chế nhiều rủi ro không mong muốn thì bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Quản lý rủi ro: thiết lập mức cắt lỗ phù hợp với điều kiện của bản thân và cố gắng hạn chế tổn thất không cần có
- Thiết lập tỷ lệ Risk: Rewards: tỷ lệ R:R hợp lý cho các Scalper là 1: 2 hoặc 1 : 3. Nếu vận dụng tỷ lệ này, nhà đầu tư sẽ luôn được gấp đôi, gấp 3 số tiền đã mất.
- Kết hợp nhiều chỉ báo phân tích kỹ thuật: các loại chỉ báo như chúng tôi có đề cập ở trên nếu có thể sử dụng kết hợp sẽ mang đến cho nhà đầu tư một kết quả phân tích chính xác hơn. Bởi bản chất chúng mang nhiều yếu tố để so sánh, phán đoán diễn biến thị trường.
Hy vọng thông qua bài viết trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về tín hiệu Scalping cũng như ưu nhược điểm của nó. Bạn có thể cân nhắc các hình thức giao dịch để tạo thói quen vào lệnh nếu mới tập đầu tư vào thị trường.
Bên cạnh đó, luôn cân nhắc về nguồn vốn, quản lý rủi ro, đặt mức cắt lỗ hợp lý để việc “lướt sóng” ổn định và mang về lợi nhuận cao hơn.