Tìm hiểu cách sử dụng lệnh Stop Loss hiệu quả để tối ưu lợi nhuận thu được cũng như tránh thua lỗ khi giao dịch.
Đối với anh em đầu tư, trong quá trình thực hiện giao dịch chắc chắn rất nhiều lần bắt gặp lệnh Stop Loss. Thế nhưng đây là lệnh gì, mục đích sử dụng, cách thức sử dụng ra sao thì không phải trader nào cũng nắm rõ. Cùng tìm hiểu về lệnh Stop Loss trong chia sẻ dưới đây của Tinhieugiaodich để sử dụng hiệu quả nhất.
Lệnh Stop Loss là gì?
Stop Loss hay còn được biết đến là lệnh tạm dừng, lệnh cắt lỗ, một loại lệnh khá phổ biến trong các giao dịch đầu tư. Cụ thể trader đặt Stop Loss tại một mức giá nhất định, khi thị trường biến động, ghi nhận sự giảm giá và đạt tới mức giá này thì Stop Loss được khởi động. Lúc này lệnh bán được thực hiện, giao dịch được đóng nhằm hạn chế thua lỗ có thể lớn hơn.
Ở vị thế mua, nhà đầu tư sẽ thực hiện Stop Loss tại mức giá biss và đặt Stop Loss tại mức giá thấp hơn mức giá bid đó. Ở vị thế bán, nhà đầu tư đặt Stop Loss ở mức giá Ask và đặt Stop Loss tại mức giá cao hơn mức giá Ask hiện tại.
Nói tóm lại, Stop Loss được dùng để bảo vệ lợi nhuận trong giao dịch đã tạo ra cho các nhà đầu tư ở cả vị thế mua và bán. Lệnh được đặt tại điểm hòa vốn, trên giá vào lệnh với vị thế mua và dưới giá vào lệnh ở vị thế bán.
Tại sao trader nên sử dụng lệnh Stop Loss khi giao dịch?
Không phải ngẫu nhiên mà Stop Loss trở nên phổ biến, thậm chí trở thành công cụ không thể thiếu đối với nhiều nhà đầu tư. Lệnh giao dịch này sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật và đặc biệt đánh đúng tâm lý của nhà đầu tư.
Cụ thể, nhà đầu tư đều muốn kiếm lời và không muốn thua lỗ, muốn đảm bảo an toàn nên các công cụ hạn chế rủi ro luôn được ưu tiên. Thế nhưng thực tế đầu tư luôn có những rủi ro và vì thế Stop Loss – Công cụ hạn chế điều này được biết đến.
Stop Loss giúp nhà đầu tư cắt lỗ trong trường hợp thị trường biến động mạnh và không theo tính toán của nhà đầu tư. Từ đó bảo vệ được nguồn vốn đang có, lệnh được kích hoạt khi giá đến mức lỗ mà trader thiết lập trước đó. Các giao dịch sẽ được đóng tự động nếu giao dịch trong tình trạng thua lỗ kịp thời, phù hợp với trader không thể theo dõi thị trường liên tục.
Đồng thời Stop Loss giúp trader có thể loại bỏ cảm xúc trong quá trình giao dịch khi đưa ra quyết định. Giúp kiểm soát các vị thế giao dịch mọi lúc mọi nơi một cách khôn ngoan.
Nguyên tắc khi giao dịch với lệnh Stop Loss trader cần biết
Stop Loss là lệnh giao dịch chắc chắn trader sẽ sử dụng thường xuyên, thậm chí trong mọi vị thế. Do đó việc nắm rõ nguyên tắc lệnh Stop Loss là cần thiết.
Đặt lệnh Stop Loss
- Thời gian đặt lệnh Stop Loss được quy định từ 8h30 đến 15 từ thứ 2 đến thứ 6.
- Giá đặt lệnh gốc là giá LO, MP/MAK/MOK/MTL/ATC/ATO trader không được đặt PLO.
- Giá cắt lỗ là giá LO nếu điều chỉnh giá Stop Loss thì cần phải đáp ứng được các quy định về bước giá của Sở giao dịch chứng khoán và sàn môi giới.
- Trader có thể kết hợp đặt lệnh Take Profit kết hợp với Stop Loss để tối đa hóa lợi nhuận cũng như đảm bảo giao dịch an toàn hơn.
- Ngày kết thúc giao dịch không được quá 30 ngày bắt đầu từ ngày đặt lệnh.
Hướng dẫn cách hủy hoặc sửa lệnh
Nếu trong quá trình giao dịch, khi đã đặt lệnh thành công, nhà đầu tư vẫn có thể hủy hoặc sửa lệnh Stop Loss theo hướng dẫn sau:
- Lệnh Stop Loss chỉ được hủy chứ không thể sửa. Khi hủy lệnh gốc thì các điều kiện Stop Loss cũng sẽ được hủy theo.
- Khi lệnh đang trong trạng thái chờ kích hoạt thì nhà đầu tư có thể hủy hoặc sửa giá cắt lỗ, biên độ cắt lỗ.
- Lệnh con được sinh ra từ các điều kiện được hủy hoặc sửa giống như các lệnh bình thường khác.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop Loss trong giao dịch
Để lệnh Stop Loss có thể hoạt động hiệu quả, mang đến kết quả như mong muốn, nhà đầu tư cần đặt lệnh đúng cách như sau:
- Bước 1: Phân tích thị trường để xác định điểm vào lệnh. Đồng thời tính toán để xác định giá đặt Stop Loss. Vị trí này cũng sẽ cho nhà đầu tư biết được khoảng pip cần để đặt lệnh.
- Bước 2: Xác định điểm thu lỗ mà nhà đầu tư có thể chấp nhận theo tỷ lệ R: R – : Reward. Đây là tỷ lệ cắt lỗ và chốt lời, nếu tỷ lệ này quá mức cho phép thì bỏ qua và thực hiện giao dịch khác. Còn nếu tỷ lệ R:R là 1: 1 hoặc 2: 2 thì có thể đặt lệnh.
- – Bước 3: Tính khối lượng giao dịch, tính toán số tiền lời cũng như nghĩ đến trường hợp xấu nhất. Mức độ rủi ro chỉ nên từ 1 – 2 % so với tổng vốn mà trader đang sở hữu.
- Bước 5: Tiến hành vào lệnh dựa trên các phân tích ở trên, đừng quên sử dụng các công cụ phân tích, chỉ báo, biểu đồ để có kết quả tốt nhất.
Lệnh Stop Loss giúp nhà đầu tư hạn chế rủi ro trong quá trình giao dịch, đảm bảo có thể mang về lợi nhuận giá trị nhất. Hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp trader có thể thao tác dễ dàng và đạt được hiệu quả tốt nhất.