Nhận biết tín hiệu giao dịch sẽ giúp các trader bớt đi những băn khoăn về thời điểm mua bán, vào lệnh tốt nhất khi tham gia vào thị trường ngoại hối, chứng khoán…
Tín hiệu giao dịch (Trade signal) sẽ cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin hữu ích trước khi quyết định mua bán một loại tài sản hay chứng khoán nào đó. Ngoài ra, dựa vào các tín hiệu này, trader còn xác định được thời điểm chốt lời, cắt lỗ trong giao dịch. Vậy nhận biết tín hiệu giao dịch như thế nào sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Vai trò của việc nhận biết tín hiệu giao dịch
Tín hiệu giao dịch là một thông tin đưa ra từ nhà phân tích, phần mềm giao dịch hoặc robot giao dịch. Những tín hiệu này được chạy trong thời gian nhất định, vì thế bạn sẽ nhận được các tín hiệu giao dịch khác nhau.
Trong thị trường tài chính, việc nhận biết tín hiệu giao dịch rất quan trọng. Bởi nó sẽ cung cấp các chỉ số về mức giá, đòn bẩy, mức lợi nhuận kỳ vọng và điểm cắt lỗ…để bạn biết khi nào vào lệnh.
Ngoài ra, việc nhận biết tín hiệu giao dịch sẽ giúp các trader điều chỉnh danh mục đầu tư và tăng chỉnh tỷ trọng vốn cho các tài sản của mình.
Để nhận biết được tín hiệu đó, bạn phải sử dụng các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, phân tích định lượng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin bên lề…Càng chi tiết thì bạn sẽ nhận diện được tín hiệu giao dịch có tỉ lệ chính xác cao. Còn không thì khả năng nhận tín hiệu sai sẽ xảy ra.
Tại sao lại xuất hiện tín hiệu giao dịch sai?
Tín hiệu giao dịch sai rất dễ xảy ra do những nguyên nhân như sau:
Tin tức không chính xác
Thị trường tài chính luôn có những biến động bất thường. Kèm theo đó, trước khi một số thông tin được công bố chính thức thì sẽ có rất nhiều thông tin rò rỉ khác nhau. Nếu các tín hiệu bạn nhận dựa trên những thông tin này thì chưa chắc sẽ chính xác. Cho nên, tốt nhất bạn nên chờ các báo cáo chính thức của các cơ quan tài chính lớn thì hãy nhận về các tín hiệu giao dịch. Như thế, khả năng chính xác sẽ cao hơn.
Các chỉ số bị lỗi trong tính toán
Nhận biết tín hiệu giao dịch sai cũng sẽ đến từ việc các chỉ số bị lỗi khi tính toán. Nhiều trader thường hay quên rằng: Sau khi thị trường biến động đột ngột thì dữ liệu họ nhận về cũng bị biến dạng. Vì thế mà các chỉ số của họ cũng mắc sai lầm.
Các cấp bị sai phạm
Các nhà đầu tư thường bị nhầm lẫn khi lựa chọn giao dịch hỗ trợ và kháng cự khi giao dịch thoát khỏi hoặc breakaways. Nghĩa là khi giao dịch thoát khỏi mức kháng cự, giá đã đạt đến mức thì nhiều người sẽ mở một giao dịch bán. Họ đặt SL trong vùng an toàn nhưng giá đã phá vỡ mức đó và đóng giao dịch bằng SL.
Thông thường, các nhà đầu tư hay vội vàng mở một giao dịch (mua) ngược lại và đóng vị thế của họ bằng SL một lần nữa.
Làm thế nào để tránh nhận biết tín hiệu giao dịch sai?
Khi nhận được tín hiệu, bạn hãy kiểm tra lịch sử. Bạn nên sử dụng phương pháp phân tích cơ bản để giao dịch, nghiên cứu về các tin tức trên thị trường ở hiện tại và quá khứ. Với cùng một tin tức thì thị trường sẽ có những phản ứng khác nhau. Cho nên, bạn phải kiểm tra kỹ thông tin đó để chọn được tín hiệu đúng nhất.
Đừng vội vàng mở một lệnh ngược lại
Khi vị trí đầu tiên của bạn bị đóng bởi SL thì tốt nhất không nên mở một lệnh ở vị trí đối diện. Đa số, thị trường sẽ tiếp tục diễn biến theo hướng vị trí ban đầu của bạn. Nếu bạn mở một lệnh ngược lại theo cảm xúc thì khả năng nhận về thua lỗ sẽ cao.
Dùng tài khoản demo để kiểm tra lại điểm vào
Khi bạn đưa ra chiến lược dựa vào các chỉ số thì hãy dùng tài khoản demo để vào lệnh. Như thế, bạn sẽ kiểm tra được việc nhận biết tín hiệu giao dịch đó có chính xác hay không? Nếu không chính xác thì bạn cũng không gặp rủi ro. Còn nếu chính xác thì bạn có thể căn cứ vào tín hiệu này để thực hiện các bước vào lệnh.
Chọn các mẫu phân tích đồ họa cho các vị trí mở của bạn
Khi bạn chọn giao dịch bằng cách phân tích biểu đồ thì cần phải nghiên cứu các số liệu trước và sau đó mới quyết định cái nào nên sử dụng để mở vị trí. Bởi vì trong thực tế, không phải tất cả các tín hiệu tốt đều phù hợp với phong cách giao dịch của mọi người. Cách để bạn tránh các mục nhập sai tại các mẫu thì hãy luôn chắc chắn về điểm vào.
Nên chọn một vài mẫu rõ ràng khi phân tích nến Nhật Bản
Nếu dựa vào tín hiệu giao dịch là nến Nhật Bản thì bạn nên nắm vững các nguyên tắc của sự hình thành Belt Hold và hãy kiểm tra lại các tín hiệu. Bạn nên kết hợp các cây nến có tín hiệu rõ ràng và loại bỏ những nến có tín hiệu không rõ ràng. Dựa vào đây, bạn tổng hợp lại để nhìn ra được tín hiệu chính xác hơn.
Bởi lẽ, mỗi mô hình nến đều có những đặc thù riêng. Chẳng hạn mô hình thanh pin thì được hình thành khi mà người tham gia thị trường đang bối rối về sự biến động đột ngột về giá cũng như khi thị trường bị đảo chiều. Ngược lại, mô hình Doji thì cho thấy sự chuyển động khiêm tốn như thể thị trường đang suy thoái và bắt đầu cho xu hướng đảo chiều.
Nên tuân thủ theo thuật toán của mình
Khi bạn giao dịch ở bất kỳ hệ thống nào thì nên tuân theo chiến lược mà mình đã đưa ra. Không nên vội vàng sửa đổi chiến lược hoặc cố gắng điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại. Bởi các tín hiệu bạn nhận được chưa chắc sẽ đúng và sẽ có khả năng cao là mọi tình huống sẽ phù hợp với thuật toán mà bạn đã đưa ra.
Tóm lại: Để việc nhận biết tín hiệu giao dịch không bị sai thì bạn nên nhớ đến nguyên tắc là không nên vội vàng. Tất nhiên, nếu bạn giao dịch theo chiến lược lướt sóng thì vẫn ưu tiên về tốc độ nhưng cũng nên suy xét, so sánh các tín hiệu với nhau trước khi quyết định. Một quyết định có suy nghĩ là chìa khóa để bạn thành công.
Cách nhận biết tín hiệu giao dịch có độ chính xác cao
Mặc dù có rất nhiều các tín hiệu giao dịch được cung cấp đến nhưng để tự mình tìm một tín hiệu tốt và chính xác thì không phải dễ. Các nhà đầu tư cần phải xây dựng một hệ thống giao dịch hiệu quả dựa theo các chỉ báo kỹ thuật. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những chỉ số để giúp bạn nhận diện được tín hiệu giao dịch có độ chính xác cao.
Đường trung bình động MA (Moving Average)
MA là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được dùng để xác định xu hướng thị trường trong tương lai. Có 3 loại đường trung bình động MA là đường trung bình giản đơn (SMA), đường trung bình lũy thừa (EMA) và Weighted Moving Average (WMA) với những đặc điểm chi tiết như:
- Đường SMA thể hiện xu hướng trung bình giá trong dài hạn.
- Đường EMA đưa ra phản ứng nhanh với những biến động hơn đường SMA nhưng nó dễ đưa ra các tín hiệu giả và sai.
- Đường WMA hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn 2 đường: SMA và EMA khi chênh lệch giá giữa các phiên là lớn.
Biểu đồ nến Nhật
Mẫu biểu đồ này thường được các trader sử dụng để nhận biết tín hiệu giao dịch. Mô hình nến Nhật này được phát minh vào thế kỉ 18 bởi một thương nhân người Nhật. Mục đích của sự ra đời nến Nhật là để ghi chép lại diễn biến của giá gạo. Dần dần, nhờ tính ứng dụng cao mà mẫu hình nến Nhật được sử dụng nhiều trong giới kinh doanh. Từ đó mà hiện nay thị trường tài chính cũng sử dụng.
Biểu đồ nến Nhật có ưu điểm là mang đến những thông tin về mức giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất. Điều này sẽ giúp các trader nhận định hướng đi và dự đoán diễn biến của thị trường, nhất là tín hiệu đảo chiều của giá.
RSI (Relative Strength Index)
Chỉ số này hiển thị dưới dạng một bộ dao động từ 0 đến 100 nhằm báo động lượng dùng để đo lường mức độ thay đổi của giá. Chỉ số RSI thường di chuyển giữa 2 điểm cực trị. Nhìn vào đó mà bạn sẽ đánh giá các điều kiện quá mua hoặc quá bán và nhận biết tín hiệu giao dịch chính xác hơn.
- Nếu chỉ số RSI > 70: Đây là vùng quá mua bởi giá đang tiến đến đỉnh và có khả năng sẽ chuyển sang xu hướng giảm.
- Nếu chỉ số RSI < 30: Đây là vùng quá bán bởi giá đang trên đà chạm đáy và có xu hướng sẽ tăng trở lại.
- 30 < RSI < 70: Chỉ số này ở mức trung tính và nếu RSI = 50 thì thị trường sẽ giữ nguyên và không có xu hướng.
Mối liên hệ giữa giá và số lượng giao dịch
Trong phương pháp phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch cung và cầu sẽ có tác động rất lớn giá tài sản. Dựa vào tương quan giữa hai yếu tố đó có thể cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin giao dịch quan trọng trong việc nhận biết tín hiệu giao dịch
- Khi giá và khối lượng cùng tăng: Điều này cho thấy lượng mua tăng lên và sự kỳ vọng vào tài sản được đẩy lên nên nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao để mua.
- Khi giá và khối lượng cùng giảm: Điều này nghĩa là thị trường cả bên mua và bán đều không mấy mặn mà với tài sản đó nên giá sẽ giảm.
- Giá tăng, khối lượng giảm: Dấu hiệu này cho thấy lượng mua đang yếu dần. Sự kì vọng vào tài sản sẽ giảm nên trader cần phải xem xét phản ứng thị trường. Nếu hiện tượng này xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng thì khả năng cao thị trường sẽ sắp đảo chiều.
- Giá giảm, khối lượng tăng: Điều này cho thấy việc trader đang chốt lời mạnh trong một xu thế tăng. Bên cạnh đó, nó còn dự báo cho tín hiệu đảo chiều bắt đáy trong xu thế giảm.
Hi vọng những thông tin về nhận biết tín hiệu giao dịch trên đây sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để đưa ra quyết định đúng trong giao dịch. Đồng thời bạn cũng có thêm kinh nghiệm để tránh nhận về tín hiệu sai.