Tìm hiểu lệnh Trailing Stop, cách thức hoạt động và cách đặt lệnh hiệu quả để tiến hành giao dịch, chốt lời thêm dễ dàng.
Chắc hẳn trong quá trình giao dịch, nhà đầu tư sẽ gặp lệnh Trailing Stop. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về lệnh này và biết cách xử lý hiệu quả. Đó là lý do trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn về lệnh này trong giao dịch đầu tư.
Lệnh Trailing Stop là gì?
Lệnh Trailing Stop được biết đến có phần tương tự với lệnh Stop Limit hay lệnh dừng giới hạn. Có nghĩa khi nhà đầu tư kích hoạt Trailing Stop, bạn đang trong trường hợp gặp bất lợi. Khi thị trường đạt mức stop đã đặt ra, lệnh sell được khởi động để ngăn tình trạng giá giảm mạnh gây ra thua lỗ.
Ngược lại, khi trader kích hoạt Trailing Stop, lệnh cũng đảm bảo nhà đầu tư có thể kiếm lời bằng cách giữ cho vị thế luôn được mở. Giá tiếp tục tăng, lợi nhuận tiếp tục tăng lên và lệnh Sell sẽ không được thực hiện.
Đồng thời Trailing Stop cũng được biết đến là lệnh khóa lời cho các giao dịch của nhà đầu tư. Ngược lại với trường hợp trên, nhà đầu tư sẽ đặt Trailing Stop khi muốn mở vị thế. Khi thị trường đang trong xu hướng giảm và đảo chiều sang hướng có lợi, tăng giá và vượt qua mức Trailing Stop, vị thế Buy sẽ được kích hoạt.
Tại sao nên sử dụng lệnh Trailing Stop?
Lệnh Trailing Stop là một công cụ quan trọng giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch. Khi được sử dụng đúng cách, nó không chỉ hỗ trợ bảo vệ lợi nhuận mà còn tự động hóa chiến lược giao dịch, mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với lệnh dừng lỗ thông thường.
Tối ưu hóa lợi nhuận khi giá trong xu hướng mạnh
Trailing Stop đặc biệt hữu ích trong các thị trường có xu hướng tăng hoặc giảm kéo dài. Khi giá tài sản tăng (đối với vị thế mua), lệnh này tự động di chuyển mức dừng lỗ lên cùng chiều với giá, giúp nhà đầu tư tiếp tục giữ vị thế để tận dụng tối đa xu hướng. Điều này cho phép lợi nhuận được tối ưu hóa mà không cần bán tài sản quá sớm, đồng thời bảo vệ nguồn lợi nhuận khi giá bắt đầu giảm.
Tự động hóa chiến lược giao dịch
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Trailing Stop là khả năng tự động điều chỉnh mức dừng lỗ theo biến động giá. Điều này giúp giảm thiểu việc theo dõi thị trường liên tục và tránh những sai sót do cảm xúc hoặc yếu tố con người. Đặc biệt, trong các chiến lược dài hạn, lệnh này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và đảm bảo tính kỷ luật trong giao dịch.
Bảo vệ nguồn lợi nhuận
Trailing Stop hoạt động như một “lưới an toàn” khi giá tài sản biến động. Khi giá tăng, mức dừng lỗ sẽ tự động tăng theo để khóa lợi nhuận. Nếu giá quay đầu giảm, lệnh sẽ được kích hoạt ở mức giá đã thiết lập trước đó, bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro mất lợi nhuận đã đạt được.
Nhờ các ưu điểm này, Trailing Stop trở thành công cụ không thể thiếu để giúp nhà đầu tư vừa tối ưu hóa lợi nhuận, vừa duy trì sự an toàn cho danh mục giao dịch
So sánh điểm khác biệt giữa Trailing Stop và Stop Loss
Như đã nhắc đến ở trên, Trailing Stop và Stop Loss có phần tương tự nhau. Tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt cũng như sử dụng trong các trường hợp khác nhau. Vì thế trader cần phải phân biệt được và quyết định đúng đắn khi nào nên sử dụng Trailing Stop và Stop Loss.
- Stop Loss được biết đến là lệnh giúp nhà đầu tư hạn chế lỗ còn Trailing Stop có thể vừa hạn chế lỗ và vừa chốt lời.
- Lệnh Stop Loss được đặt thủ công theo một mức giá cố định trên thị trường. Trailing Stop thì có phần linh hoạt hơn khi đặt theo phần trăm giá của thị trường và thay đổi theo xu hướng giá.
Lý giải cách thức hoạt động của lệnh Trailing Stop
Với chia sẻ ở trên chắc hẳn nhà đầu tư đã hiểu phần nào về lệnh giao dịch Trailing Stop. Để có thể sử dụng hiệu quả thì anh em cần nắm rõ cách thức hoạt động của lệnh này như sau:
Cách thức hoạt động của Trailing Stop bán
- Trailing Stop được biết đến để quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận của nhà đầu tư. Vì thế chúng có thể được lệnh ngay khi bạn bắt đầu mở một vị thế mới và thông thường là các vị thế long.
- Trader tiến hành đặt giá bán ở giá thị trường ban đầu. Giá Trailing Stop lúc này sẽ tăng theo tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền nhất định theo hướng có lợi cho trader. Hiểu đơn giản, có nghĩa khi thị trường tăng giá sẽ tạo ra một mức Trailing Stop mới theo tỷ lệ phần trăm đã đặt.
- Tuy nhiên khi thị trường đảo chiều theo hướng bất lợi, lúc này giá giảm xuống. Lúc này khi giá đã vượt quá phần trăm Trailing Stop đã đề ra, lệnh Bán hay Sell sẽ được kích hoạt.
Cách thức hoạt động của Trailing Stop mua
Có một điều cần lưu ý, phía trên là cách thức hoạt động của Trailing Stop bán. Ngược lại với lệnh trên chính là lệnh Trailing Stop mua và thường được áp dụng cho các giao dịch Short. Cụ thể:
- Khi bắt đầu một vị thế, bạn đặt lệnh giao dịch Trailing Stop mua dưới giá thị trường heijen tại. Lúc này khi giá thị trường giảm xuống, giá Trailing Stop cũng giảm theo phần trăm hoặc số tiền nhất định.
- Khi giá Trailing Stop điều chỉnh xuống và tạo ra một Trailing Stop mua mới. Khi giá tăng và vượt qua ngưỡng Trailing Stop mua, lệnh Buy sẽ được kích hoạt.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Trailing Stop hiệu quả
Với công dụng kể trên, lệnh Trailing Stop ngày càng được nhiều trader biết đến và sử dụng thường xuyên. Cách đặt lệnh vô cùng đơn giản và nhanh chóng như sau:
Điều kiện để có thể đặt lệnh Trailing Stop
Nếu bạn định đặt Trailing Stop mua thì cần thỏa mãn điều kiện sau:
- Giá kích hoạt >= Giá thấp nhất
- Tỷ lệ bật lại >= Tỷ lệ hồi vốn
Khi trader định đặt lệnh Trailing Stop bán thì cần đáp ứng điều kiện:
- Giá kích hoạt =< Giá cao nhất
- Tỷ lệ bật lại >= Tỷ lệ hồi vốn
Trong đó tỷ lệ hồi vốn được biết đến là tỷ lệ phần trăm biến động của giá theo hướng ngược lại mà nhà đầu tư chấp nhận.
Giá kích hoạt là mức giá mà bạn muốn đặt lệnh Trailing Stop mua và bán.
Kích hoạt Trailing Stop mua và bán
Sau khi đã đủ điều kiện đặt lệnh giao dịch Trailing Stop ở trên, trader tiến hành đặt lệnh khi tiến hành giao dịch tại các sàn môi giới. Khi thị trường đạt yêu cầu của Trailing Stop, các lệnh Buy và Sell sẽ được kích hoạt.
Các câu hỏi thường gặp về lệnh Trailing Stop
Câu hỏi 1: Trailing Stop có thể áp dụng cho những loại tài sản nào?
Trailing Stop có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều loại tài sản như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ (Forex), tiền điện tử (crypto), và hợp đồng tương lai.
- Cổ phiếu và hàng hóa: Lệnh này đặc biệt hữu ích khi giá đang trong xu hướng tăng mạnh, giúp bảo vệ lợi nhuận bằng cách tự động nâng mức dừng lỗ. Tuy nhiên, với những tài sản có độ biến động cao, Trailing Stop có thể bị kích hoạt không mong muốn nếu không điều chỉnh khoảng cách phù hợp.
- Tiền điện tử: Thị trường crypto thường có biến động rất lớn, nên lệnh này trở thành công cụ đắc lực để bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần điều chỉnh khoảng cách đủ linh hoạt để tránh bị kích hoạt quá sớm do dao động giá ngắn hạn.
- Trái phiếu: Do đặc tính ít biến động, Trailing Stop ít được sử dụng cho trái phiếu và kém hiệu quả hơn so với các loại tài sản khác.
Câu hỏi 2: Khi nào là thời điểm tốt nhất để sử dụng Trailing Stop?
Trailing Stop nên được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi giá tài sản đang trong xu hướng tăng trưởng mạnh: Nếu giá tài sản đang tăng đều đặn, Trailing Stop cho phép bạn duy trì vị thế giao dịch để tối đa hóa lợi nhuận. Mức dừng lỗ sẽ tự động di chuyển theo xu hướng giá, giúp bạn khóa lợi nhuận mà không cần phải bán ngay.
- Khi thị trường biến động mạnh nhưng có xu hướng rõ ràng: Trong giai đoạn thị trường có dao động lớn, Trailing Stop giúp nhà đầu tư giảm rủi ro bằng cách tự động kích hoạt lệnh dừng lỗ khi giá đảo chiều bất lợi. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn không thể theo dõi thị trường liên tục.
- Khi giao dịch dài hạn hoặc trung hạn: Trailing Stop là công cụ lý tưởng cho các chiến lược giao dịch dài hạn. Nó giúp bạn bảo vệ lợi nhuận mà không cần can thiệp thủ công, tạo ra sự tự động hóa trong giao dịch và giảm thiểu ảnh hưởng của cảm xúc.
Câu hỏi 3: Làm thế nào để thiết lập Trailing Stop hiệu quả?
Để sử dụng Trailing Stop một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần chú ý những yếu tố sau:
- Xác định khoảng cách phù hợp: Khoảng cách giữa giá thị trường và mức dừng lỗ nên dựa trên độ biến động của tài sản. Đối với các tài sản biến động mạnh (như tiền điện tử hoặc cổ phiếu công nghệ), khoảng cách nên rộng hơn để tránh bị kích hoạt bởi những dao động nhỏ.
- Sử dụng tỷ lệ phần trăm thay vì giá trị cố định: Thay vì thiết lập Trailing Stop ở một mức giá cố định, hãy sử dụng tỷ lệ phần trăm để tăng tính linh hoạt. Ví dụ, đặt lệnh ở mức 5-10% dưới giá thị trường sẽ phù hợp hơn cho các loại tài sản có biên độ dao động lớn.
- Kết hợp phân tích kỹ thuật: Áp dụng các công cụ như đường trung bình động (MA) hoặc chỉ báo RSI để xác định mức dừng lỗ hợp lý. Ví dụ, đặt mức Trailing Stop ngay dưới đường MA hoặc tại các vùng hỗ trợ quan trọng.
- Theo dõi và điều chỉnh định kỳ: Điều kiện thị trường có thể thay đổi nhanh chóng, vì vậy hãy kiểm tra và điều chỉnh mức Trailing Stop thường xuyên để đảm bảo nó phản ánh đúng xu hướng mới.
Bằng cách áp dụng các phương pháp trên, nhà đầu tư có thể sử dụng Trailing Stop để bảo vệ lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa chiến lược giao dịch.
Lệnh Trailing Stop là lệnh mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, giúp khóa lời và chốt lỗ tự động một cách linh hoạt. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp anh em trader biết thêm một lệnh mới và có thể sử dụng hiệu quả, giúp mang về lợi nhuận lớn hơn.