Đánh giá sàn Oanda chi tiết. Là một trong những top sàn forex uy tín tại hơn 200 quốc gia, chính sách giao dịch minh bạch, giấy phép từ nhiều tổ chức tài chính.
Oanda là sàn giao dịch khá quen thuộc với trader Việt. Thế nhưng với một số trader mới, đây vẫn là thương hiệu khá xa lạ. Đánh giá sàn Oanda chi tiết sẽ giúp bạn có được những nhìn nhận chuẩn xác nhất về broker này. Oanda có uy tín không? Nền tảng và điều kiện giao dịch thế nào? Tìm hiểu cùng Tín Hiệu Giao Dịch.
Tổng quan sàn forex Oanda
Oanda là thương hiệu nhà môi giới forex và CFD được thành lập năm 1996 tại New York, Mỹ. Đến năm 2001, broker này đã trở thành một trong những nền tảng giao dịch tiền tệ online hàng đầu thế giới, được hàng trăm nghìn khách hàng tín nhiệm. Tính đến nay, thương hiệu đã hoạt động gần 30 năm và là một trong những broker có tuổi đời lâu năm nhất trên thị trường.
Oanda hoạt động chủ yếu ở 3 thị trường: Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á. Thương hiệu đã phát triển mạnh mẽ với thị trường ở hơn 200 quốc gia, phục vụ hơn 1,6 triệu tài khoản và có văn phòng ở 10 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Anh, Ba Lan, Đức, Canada, Ấn Độ….
Hiện tại Oanda là một trong những nhà phân phối tỷ giá hối đoái trên nền tảng Tradingview. Vì vậy, broker này không chỉ phục vụ khách hàng với tư cách một nhà môi giới. Nó còn được biết đến như một địa chỉ để trader lấy dữ liệu về các cặp tiền forex. Tức là một trong những địa chỉ cung cấp tín hiệu giao dịch hàng đầu, nhận được sự tín nhiệm lớn từ cộng đồng trader quốc tế.
Trong gần 3 thập kỷ hoạt động, Oanda đã mang về hơn 35 giải thưởng danh giá. Đáng kể nhất là các giải thưởng như:
- 2020: Broker phổ biến nhất
- 2020: Broker forex và CFD tốt nhất
- 2020: Nhà cung cấp dữ liệu FX tốt nhất khu vực Bắc Mỹ
Đánh giá sàn Oanda chi tiết: Oanda có uy tín không?
Giấy phép đạt được
Là một broker đến từ Mỹ, thâm niên cao nên nói đến Oanda, hầu như trader nào cũng rất tin tưởng và đặt kỳ vọng. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, sở dĩ nhà môi giới này được lòng khách hàng vì trong suốt quá trình hoạt động, Oanda đã sở hữu bộ giấy phép đồ sộ được cấp bởi những cơ quan quản lý tài chính uy tín toàn cầu.
Điểm qua các giấy phép mà Oanda đạt được, chúng ta có thể tin tưởng hoàn toàn vào chính sách và môi trường đầu tư an toàn, minh bạch tại đây:
- FCA: Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh
- ASIC: Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Úc
- BVO-FSC: Ủy ban Dịch vụ Tài chính Quần đảo Virgin (thuộc Anh)
- MAS: Cơ quan quản lý Tiền tệ Singapore
- IIROC: Tổ chức Điều tiết Công nghiệp đầu tư Canada
- CFTC: Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai
Với các giấy phép này, Oanda luôn đặt sự minh bạch trong dịch vụ và quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Tại website của sàn, các thông tin về lịch sử hoạt động, giấy phép, nguyên tắc, quy định đều được cập nhật chi tiết. Trader có thể dễ dàng tham khảo tìm hiểu mọi thông tin về broker này và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Các sản phẩm giao dịch
Đánh giá Oanda về sản phẩm giao dịch, có thể thấy sàn không cung cấp nhiều sản phẩm cho khách hàng. Danh mục đầu tư khá hạn chế và chỉ tập trung vào các sản phẩm chính của thị trường tài chính:
- Forex: 45 cặp tiền. Chủ yếu là các cặp tiền chính, tiền phụ. Chỉ có 4 cặp tiền ngoại lai được hỗ trợ giao dịch.
- Chỉ số: Tập trung vào CFD chỉ số các mã lớn trên toàn cầu như UK100, China A50, Australia 200, Germany 30, S&P 500, DE 30…
- CFD Kim loại: Vàng, bạc, đồng
- CFD Hàng hóa: Oanda là thành viên của Ủy ban giao dịch Hàng hóa tương lai. Vì vậy, sàn rất chú trọng phát triển các sản phẩm hàng hóa cũng như chịu sự quản lý nghiêm ngặt của tổ chức này trong việc triển khai sản phẩm. Tại Oanda, trader có thể giao dịch với rất nhiều hàng hóa như dầu thô, khí tự nhiên, cafe, đậu tương, đường, ngô, bột mỳ…
- CFD Cổ phiếu: Gần 500 mã cổ phiếu quốc tế, tập trung chủ yếu là cổ phiếu Hoa Kỳ, châu Âu và một ít mã cổ phiếu lớn của thị trường châu Á.
- Tiền điện tử: 4 LOẠI: Bitcoin, Bitcoin Cash, Ethereum và Litecoin. . Riêng với Bitcoin, nhà đầu tư buộc phải ký quỹ 10% trên tổng khối lượng giao dịch.
Tổng các sản phẩm giao dịch mà Oanda đang hỗ trợ là gần 1000 sản phẩm. Nếu so với XTB với con số hơn 5200 sản phẩm thì số lượng tại Oanda khá khiêm tốn. Mặc dù vậy, tại đây có gần như đủ các mã sản phẩm chính trên thị trường. Do đó nó cũng có thể đáp ứng tương đối các nhu cầu giao dịch cơ bản của trader.
Tài khoản giao dịch
Oanda cung cấp cho người dùng đến 5 loại tài khoản. Với mỗi cấp độ giao dịch tương ứng, khách hàng có thể tùy chọn các tài khoản phù hợp nhất cho mình như sau:
- Tài khoản Standard: Là tài khoản tiêu chuẩn nhất, spread từ 1 pip, đòn bẩy 1:1200 và miễn phí hoa hồng. Với tài khoản này, trader không trade được cổ phiếu.
- Tài khoản Core: Tài khoản này thích hợp với các nhà đầu tư ưa chuộng sử dụng robot giao dịch EA. Tài khoản này yêu cầu mức nạp tối thiểu 500 USD, hoa hồng 4 USD/ lot và spread từ 0,2 pip. Đòn bẩy tối đa cho tài khoản này là 1:100.
- Tài khoản miễn phí swap: Thích hợp cho trader yêu thích giao dịch qua đêm. Muốn mở hoặc nâng cấp lên tài khoản này thì trader cần liên hệ bộ phận tư vấn của Oanda để được hỗ trợ. Tài khoản này áp dụng mức nạp tối thiểu 1 USD, miễn phí hoa hồng, miễn phí qua đêm, đòn bẩy 1:100 và spread từ 1,6 pip.
- Tài khoản Premium: Là tài khoản chuyên nghiệp với mức nạp từ 50,000 USD. Đòn bẩy áp dụng 1:100, miễn phí hoa hồng và spread từ 0,8 pip.
- Tài khoản Premium Core: Tài khoản cao cấp với nhiều ưu đãi. Mức nạp tiền từ 50,000 USD, đòn bẩy 1:100, miễn phí hoa hồng và spread chỉ từ 0,2 pip.
Nền tảng giao dịch
Ban đầu, Oanda chỉ có nền tảng MT4. Tuy nhiên sau đó sàn cũng đã cập nhật thêm MT5 và còn bổ sung thêm nền tảng tự phát triển có tên là fxTrade.
Về MT4 và MT5 thì có lẽ đã quá quen thuộc với trader. Riêng fxTrade, mặc dù là nền tảng được nghiên cứu phát triển nhưng có thể thấy các tính năng cũng chưa thực sự ưu việt:
- Hỗ trợ 4 loại lệnh (với MT4 là 9 và MT5 là 6)
- 6 khung thời gian (MT4 có 9 và MT5 có 21 khung thời gian)
- Không giao dịch được CFD Cổ phiếu (chỉ có MT5 được giao dịch cổ phiếu)
- Không có Lịch kinh tế
- Không có giao dịch tự động EA
- Không có lập trình chỉ báo
Chính vì tồn tại khá nhiều nhược điểm, nên hầu hết trader đều không đánh giá cao nền tảng này. Do đó, nói đến nền tảng giao dịch tại Oanda thì hầu hết trader đều sẽ sử dụng MT4 hoặc MT5 để giao dịch.
Ngoài việc cung cấp nền tảng để trader tiếp cận thị trường hiệu quả, Oanda cũng chú trọng việc cung cấp các công cụ hỗ trợ giao dịch. So sánh với nhiều broker khác, có thể thấy Oanda nằm trong số ít ỏi các sàn forex có bộ công cụ phân tích cực kỳ hiện đại, cung cấp các tín hiệu tốt để trader xác định được cơ hội vào lệnh tiềm năng. Điển hình như Dịch vụ máy chủ ảo VPS, phân tích kỹ thuật với AutoChartist, Market Pulse (Tập hợp Lịch kinh tế, tin tức thị trường, tin tức forex mới nhất…)
Đòn bẩy và phí giao dịch tại Oanda
Nếu kỳ vọng mức đòn bẩy cao, Oanda không phải là lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Broker này áp dụng mức đòn bẩy chỉ 1:200, khá thấp. Mức này cũng chỉ áp dụng cho tài khoản tiêu chuẩn và với forex, chỉ số. Các sản phẩm còn lại đòn bẩy chỉ từ 1:10:
- Dầu thô: 1:10
- Hàng hóa khác: 1:30
- Kim loại: 1:20
- Trái phiếu Mỹ: 1:50
Spread sẽ được điều chỉnh tùy vào từng tài khoản giao dịch, dao động từ 0,1 pip. Hoa hồng cũng được tính theo tài khoản và có nhiều tài khoản miễn phí. Các tài khoản tính phí thì hoa hồng dao động từ 4 USD/lot.
Đánh giá chung thì phí giao dịch tại Oanda khá ổn định, thậm chí có thể nói là thấp so với mặt bằng chung. Đặc biệt sàn có tài khoản miễn phí qua đêm nên sẽ giúp trader tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Đánh giá sàn Oanda về chính sách nạp rút
Các hình thức nạp rút của Oanda khá hạn chế. Nhà môi giới này chỉ có 4 phương thức giao dịch:
- Chuyển khoản ngân hàng: Phí 1%, thời gian giao dịch 1 -2 ngày
- Thẻ tín dụng/ghi nợ: Phí 3%, thời gian giao dịch 1 – 3 ngày
- Ví Skrill: Miễn phí, thời gian giao dịch 1 -3 ngày
- Ví Neteller: Miễn phí, thời gian giao dịch 1 – 3 ngày
Nạp tiền bằng phương thức nào thì buộc phải rút qua phương thức đó. Đồng thời, Oanda cũng giới hạn số tiền nạp rút tối đa mỗi tháng là 10.000 USD. Nếu hoàn thành thủ tục xác minh danh tính thì có thể nạp rút tối đa 50,000 USD/ tháng.
Khuyến mãi và chăm sóc khách hàng
Oanda không có nhiều chương trình khuyến mãi nên bạn không nên đặt kỳ vọng vào các khoản thưởng khi giao dịch tại đây. Còn về CSKH, Broker này chưa hỗ trợ tiếng Việt. Nếu cần hỗ trợ, trader cần sử dụng tiếng Anh để trao đổi. Đây cũng là một nhược điểm lớn khiến khả năng tiếp cận thị trường Việt của broker này chậm hơn so với các đối thủ khác.
Đánh giá sàn Oanda về ưu nhược điểm
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Kết luận: Có nên đầu tư tại Oanda không?
Có thể thấy, Oanda là một sàn giao dịch uy tín, giàu kinh nghiệm. Các đánh giá sàn Oanda đều minh chứng điều này.
Mặc dù vẫn còn một số hạt sạn, nhưng Oanda xứng đáng là một sàn giao dịch an toàn để trader an tâm đầu tư. Oanda đáp ứng khá tốt các nhu cầu giao dịch cơ bản của khách hàng, cung cấp các tín hiệu giao dịch hiệu quả. Còn nếu bạn mong muốn giao dịch với các nền tảng hiện đại hơn, hoặc tìm kiếm một địa chỉ đầu tư cổ phiếu tốt nhất, có thể cân nhắc đến sàn XTB.